
Lễ Phật Đản là gì? Diễn ra vào ngày nào? Ý nghĩa, việc nên làm trong dịp Lễ Phật Đản
Mục lục tóm tắt
Lễ Phật Đản là gì?
Lễ Phật Đản (còn gọi là lễ Vesak) là một trong những ngày lễ vô cùng quan trọng trong Đạo Phật, được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 hoặc rằm tháng 4 âm lịch hàng năm (tuỳ từng quốc gia) để kỷ niềm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời.
Theo như kinh điển của Phật Giáo ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra tại ngày trăng tròn của tháng Vesak, năm 624 trước công nguyên (TCN) tại vườn Lâm-Tì-Ni của đất nước Ca-Tì-La-Vệ. Trải qua nhiều năm tháng tu hành khổ hạnh, thái tử Tất Đạt Đa (tên của Đức Phật lúc nhỏ) đã giác ngộ dưới gốc cây bồ đề, trở thành Phật năm 35 tuổi.
Sau khi chứng ngộ, Ngài đã đi khắp nơi thuyết pháp đẻ giáo hoá chúng sinh suốt 45 năm và Ngài đã nhập niết bàn vào ngày rằm tháng 4 âm lịch khi 80 tuổi.

Lễ Phật Đản có một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đỗi với Phật Tử trên toàn thế giới. Đây là dịp để những người con Phật vinh danh Tam Bảo, nhớ đến công ơn khai sáng của Đức Thế Tôn, nhớ đến những lời dạy của Ngài, nhắc nhở bản thân tinh tấn tu tập, hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống như từ bi, trí tuệ, đạo đức…
Lễ Phật Đản diễn ra vào ngày nào?
Theo như truyền thống của Phật Giáo Bắc Truyền thì Lễ Phật Đản thường được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 âm lịch. Còn các quốc gia theo truyền thống Nam Tông thường tổ chức nghi lễ vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch (rằm tháng 4).
Kể từ năm 1950, Đại hội Phật Giáo thế giới đã thống nhất lấy ngày rắm tháng 4 âm lịch là ngày Phật Đản Quốc Tế.
Từ năm 1999. Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận Đại Lễ Vesak là lễ hội văn hoá, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hoá, đoàn kết, hoà bình của Đức Phật.
Ý nghĩa của ngày Lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản là một trong 3 ngày lễ quan trọng nhất trong năm của Phật Giáo (hai ngày lễ còn lại là lễ vu lan, lễ Thành đạo). Ngày lễ Vesak này mang rất nhiều ý nghĩa sấu sắc với Tăng, Ni, Phật Tử trên toàn thế giới bao gồm:
Để tưởng nhớ đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Đây là dịp để tưởng nhớ đến sự hy sinh, công đức của Đức Phật trong việc giáo huấn, truyền bá Phật Pháp giúp chúng sinh giác ngộ, thoát khỏi khổ đau. Theo Phật Giáo Nam Tông, Ngài sinh ra, giác ngộ và nhập Niết Bàn cùng vào ngày này, mang đến ánh sáng của trí tuệ và từ bi cho con người.
Tôn vinh nét đẹp văn hoá của Đạo Phật: Các hoạt động văn hoá, các nghi lễ truyền thống trong đao Phật được tổ chức rất trang nghiêm, long trọng. Lễ Phật Đản giúp giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống cao đẹp của Phật Giáo và góp phần làm lan toả những giá trị ấy đến đông đảo mọi người.
Tăng cường hoà bình, đoàn kết trên thế giới: Trong mỗi dịp Lễ Phật Đản, các Phật Tử tư khắp nơi trên thế giới có cơ hội được giao lưu văn hoá, hội tụ, chia sẻ đức tin thiện lành, gia tăng tinh thần đoàn kết. Các quốc gia có cơ hội củng cố tinh thần hữu nghị, thúc đẩy hoà bình, xoá bỏ mâu thuẫn, hận thù, hướng đến sự phát triển chung trên toàn thế giới.
Thúc đẩy con người tu tập, hành thiện: Lễ Phật Đản nhắc nhở mỗi người về giá trị đạo đức cao đẹp mà Đức Thế Tôn truyền dạy như: từ bi, hỉ xả, trí tuệ… Đây là dịp giúp mọi người cùng cố niềm tin, nâng cao tinh thần tu học, thực hành những giáo lý sâu sắc của Đạo Phật trong cuộc sống hàng ngày. Khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động thiện nguyện góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội.
Các hoạt động thường diễn ra trong Lễ Phật Đản
Trong ngày Lễ Phật Đản, có rất nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa được diễn ra tại các chùa chiền, cộng đồng Phật Giáo trên toàn thế giới. Có sự khác nhau trong khâu tổ chức giữa các quốc gia nhưng sẽ có một số hoạt động tiêu biểu như:
Lễ Tắm Phật: Tượng Đức Phật sẽ được để trong bồn nước thơm, mọi người sẽ dùng nước thơm ấy và hoa sen để tắm cho tượng Phật. Điều này mang ý nghĩa gột rửa bụi trần, thanh lọc tâm hồn, hướng đến những giá trị đạo đức cao đẹp.
Tụng kinh cầu nguyện: Các tăng ni, phật tử cùng nhau tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện cho quốc thái, dân an, hoà bình, an lạc.
Diễu hành, thả đèn hoa đăng: Nhiều nơi có nghi thức đi điễu hành hay thả đèn hoa đăng trên các sông hồ, bầu trời để thể hiện sự ước mong an lành, may mắn. Những ánh đèn long lanh, huyền ảo thu hút vô số khách thập phương tới chiêm ngưỡng và bén duyên được với ánh sáng trí tuệ, từ bi của Phật Pháp.
Nghe giảng pháp: Những vị giảng sư có đạo hạnh cao nhất trong đạo sẽ thuyết giảng về cuộc đời và giáo lý sâu sắc của Đức Phật. Đây là dịp để tăng ni, phật tử và cả những người không ở trong đạo có cơ hội hiểu rõ hơn vè Phật Pháp để tinh tấn tu học, áp dụng vào cuộc sống.
Rất nhiều các hoạt động khác: Phật Đản là dịp để mỗi Phật Tử thể hiện lòng từ với các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, cúng dường hoa quả, vật phẩm có giá trị cho chùa chiền. Trong những ngày này, Phật Tử thường ăn chay, niệm Phật, phóng sinh để thể hiện lòng thành kính và giữ tâm thanh tịnh. Các hoạt động trang trí cờ hoa, làm đẹp chùa chiền, biểu diễn văn hoá văn nghệ, ca múa nhạc về Phật Giáo cũng diễn ra tại nhiều nơi giúp lan toả tốt hơn giá trị cao đẹp của Phật Pháp tới mọi người.
Nên làm gì trong dịp lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản là dịp chúng ta tưởng nhớ đến công ơn của Đức Phật, học hỏi, noi theo lời dạy của Ngài, thực hành giáo lý để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Một số gợi ý về những điều nên làm trong dịp lễ Phật Đản:
Ăn chay: Một trong những phẩm chất sâu sắc nhất Đức Phật dạy chúng ta đó là lòng từ bi. Không những từ bi với con người mà còn từ bi với muôn loài. Vì vậy, trong dịp lễ Vesak hãy thực hành ăn chay, không sát sinh để nuôi dưỡng lòng từ trong mỗi chúng ta.
Tụng kinh niệm Phật: Mỗi dịp Lễ Phật Đản là dịp đẻ chúng ta học hỏi, ôn tập lại những giáo lý sâu sắc mà Đức Phật truyền dạy qua những bài kinh. Tụng kinh cũng sẽ giúp cho tâm ta thanh tịnh, hướng đến những giá trị đạo đức cao đẹp hơn.
Thiền: Cuộc sống bộn bề lo toan khiến tâm của chúng ta thường bất định, hướng ra bên ngoài. Hãy tận dụng mỗi dịp Lễ Vesak để thiền định, hướng vào bên trong đẻ nhìn thấu chính mình và cuộc sống.
Nghe pháp thoại: Vào những ngày này hãy cố gắng đến chùa làm công quả và nghe giảng sư thuyết pháp, Nếu điều kiện không cho phép có thể nghe pháp thoại tại nhà qua các phương tiền truyền thông. Điều này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về giáo pháp, vừa có tác dụng nuôi dưỡng tâm thiện lành, vừa giúp chúng ta chiêm nghiệm lại bản thân mình.
Làm việc thiện: Hãy tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, thực hiện phóng sinh… Điều này vừa giúp xây dựng công đức, vừa giúp gia tăng tâm từ bi của mỗi người con Phật.
Trên đây Pháp phục Bồ Đề đã cùng quý vị tìm hiểu rõ hơn về Đại Lễ Phật Đản. Như vậy, Lễ Vesak không chỉ đơn thuần là một ngày lễ kỷ niệm mà đó còn là dịp để mỗi quốc gia xích lại gần nhau hơn, dịp để mỗi người con Phật lắng đọng tâm hồn, khắc sâu giáo lý nhiệm màu mà Đức Phật truyền dạy, tinh tấn tu tập để hướng đến những giá trị cao đẹp hơn trong cuộc sống.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật