vat kho quan ao di chua

Hướng dẫn giặt giũ và bảo quản pháp phục lễ chùa

Pháp phục đi chùa không chỉ đóng vái trò quan trọng trong việc thể hiện sự tôn kính và tâm linh của người phật tử mà còn là có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nét đẹp, sự tươi mới, tự tin của người con Phật. Những bộ lam đi chùa thường được làm từ những chất liệu cao cấp như lụa, voan, gấm… Vì thế, việc giặt giũ, bảo quản pháp phục đi chùa là điều vô cùng cần thiết.

Sau đây là một vài lưu ý để quý vị luôn có những bộ trang phục sạch sẽ, bền đẹp trong mỗi dịp lễ.

Bo lot hau co tru phap phuc bo de 6

Đọc kỹ chỉ dẫn trên nhãn trang phục

Với những trang phục cao cấp thường nhà sản xuất sẽ có hướng dẫn cụ thể việc giặt là trên tem mác. Qua đó chúng ta sẽ biết rõ về loại vải, nhiệt độ giặt, nhiệt độ là ủi phù hợp để tránh hỏng hóc chất vải.

Nên giặt bằng tay thay vì bằng máy giặt

Mặc dò rất nhiều loại vải để may pháp phục có thể giặt được bằng máy, nhưng bạn vẫn nên giặt chúng bằng tay để giữ được phom dáng, chất lượng vải. Những bộ Lam thường có chất liệu mỏng nhẹ nên việc giặt bằng tay cũng không quá vất vả và tốn nhiều thời gian lắm đâu.

giat phap phuc bang tay

Tránh sử dụng nước quá nóng.

Khi giặt trang phục lễ chùa, nhiều người có thói quen sự dụng nước nóng trong bình nóng lạnh để ngâm giặt. điều này dễ làm bị co, mất phom dáng cho rất nhiều loại vải. Hay sử dụng nước lạnh thông thường, hoặc nếu là mùa đông, bạn cũng chỉ nên dùng nước ấm vừa tay là được.

Để bảo quản pháp phục, Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh.

Chọn loại xà phòng nhẹ hoặc chất tẩy dịu nhẹ khi giặt trang phục lễ chùa. Tránh sử dụng các loại chất tẩy mạnh có thể gây bạc màu, hư hỏng sợi vải. Và hãy sử dụng những loại xà phòng chuyên dụng cho các chất vải cao cấp như lụa, nhung.

Không ngâm trang phục quá lâu

Khi trang phục đi chùa có vết bẩn, bạn hãy ngâm vào nước ấm pha có pha chất tẩy rửa nhẹ, loãng khoảng 20 phút, sau đó giặt lại bằng nước sạch. Tránh ngâm trang phục lễ chùa trong nước quá lâu, đặc biệt với những bộ pháp phục có màu sắc đậm, điều này dễ làm phai màu sản phẩm.

Không vắt đồ lam đi chùa quá mạnh

Khi vắt trang phục, hãy nhớ không vắt quá mạnh để tránh làm biến dạng hoặc tổn thương sợi vải. Nếu sử dụng máy giặt, hãy đẻ chế độ vắt nhẹ, hạn chế để chế độ vắt cực khô sẽ lằm nhăn, biến dạng và rất dễ hỏng, rách vải. Thực tế nếu giặt tay bạn có thể treo luôn trang phục lên khi còn nước mà không cần vắt. Nước sẽ tự chảy và khô dần dần, quần áo sẽ luôn phẳng phiu, bền đẹp.

cách bảo quản pháp phục

Phơi trang phục trong bóng mát, không phơi nắng trực tiếp

Sau khi giặt, hãy phơi trang phục lễ chùa trong nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Không khi thông thoáng và gió thổi sẽ làm khô trang phục từ từ. Nếu phơi nắng trực tiếp, Ánh nắng mặt trời có thể làm mất màu sắc của trang phục và làm hỏng chất liệu.

Là ủi nhẹ nhàng

Nếu trang phục bị nhăn, cần là ủi hãy sử dụng nhiệt độ thấp, là ủi nhẹ nhàng. Sử dụng cây là hơi nước sẽ hạn chế hơn việc bị cháy, co sợi vải. Nếu dùng cầu là, bạn có thể đặt thêm một miếng vải lên trên quân áo rồi là, tránh là trực tiếp lên mặt trang phục.

Cất giữ trang phục cẩn thận

Khi không sử dụng, hãy lưu trữ trang phục lễ chùa ở nơi khô ráo, thoáng mát không ẩm mốc và tránh ánh nắng trực tiếp. Sử dụng móc treo để tránh tình trạng gấp méo và tạo dấu vết trên trang phục. Với những bộ lâu lâu mặc một lần chúng ta có treo trong túi vải, túi nilon hoặc gấp gọn trong hộp để tránh bụi bẩn.

Để giữ cho những bộ pháp phục lễ chùa luôn sạch sẽ, mới mẻ và bền đẹp đòi hỏi sự chú tâm và quan tâm đặc biệt. Bằng cách tham khảo những hướng dẫn và lời khuyên trên, bạn có thể bảo quản pháp phục lễ chùa của mình một cách tốt nhất, để luôn thể hiện sự tôn kính của mình mỗi khi đi lễ Phật và cũng không quên thể hiện được nét đẹp, sự duyên dáng của bản thân.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm
Bài viết